Thứ sáu, 29/3/2024
Thứ bảy, 16/1/2016, 09:27 (GMT+7)

Ca mổ thế kỷ 19 ám ảnh bởi nỗi đau không gây mê

Bác sĩ can thiệp trực tiếp vào nhãn cầu, mổ bắt con, đoạn chi trong điều kiện không gây mê khiến việc phẫu thuật trở thành nỗi ám ảnh kinh hoàng nhiều thế kỷ trước.

Theo Morning News, trước năm 1846 khi thuốc giảm đau - gây tê chưa có, việc phẫu thuật trở thành những ám ảnh kinh hoàng. Nhiều bệnh nhân chết vì mất máu, sốc hậu phẫu, nhiễm trùng với tỷ lệ tử vong sau phẫu thuật hơn 80% trong một số bệnh viện tại London. Những hình ảnh khủng khiếp được sử gia y tế Richard Barnett sưu tập đã tiết lộ cái nhìn đầy đủ hơn về lịch sử y khoa thế giới.

Các bác sĩ phẫu thuật điều trị ung thư lưỡi bằng cách mổ để loại bỏ khối u và sau đó khâu lại vào đầu thế kỷ 19. 

Quá trình đau đớn của việc sinh mổ khi chưa có thuốc gây mê. Bước ngoặt của ngành ngoại khoa đánh dấu bằng việc Robert Liston đã dùng ether gây mê để cắt cụt chi vào năm1846. Tiếp đó, một năm sau James Simpson phát hiện ra thuốc gây mê chloroform.

Ca phẫu thuật cắt bỏ vú và băng vết thương vào năm 1841. 

Hình ảnh từ một cuốn sách phẫu thuật năm 1841 cho thấy cách bác sĩ tái tạo hàm dưới để chữa các bệnh về miệng. 

Năm 1841, các bác sĩ khâu động mạch ở vùng háng bằng móc khâu, song song với việc nén bụng để giảm lưu lượng máu.

Các dụng cụ phẫu thuật như cưa, dao, kéo... được sử dụng trong ca đoạn chi, mổ nội tạng. 

Điều trị rò lệ đạo được thực hiện trên một nữ tu vào năm 1675. 

Cách bác sĩ buộc các động mạch ở cánh tay và khuỷu tay thấp hơn để ngăn chặn dòng chảy của máu năm 1866.

Năm 1865, Joseph Lister phát hiện ra chất khử trùng, cho phép bác sĩ phẫu thuật thực hiện nhiều kỹ thuật phức tạp hơn. Hoạt động này đã mở đường cho ngoại khoa sát khuẩn, giúp tỷ lệ nhiễm khuẩn và tử vong giảm rõ rệt.

Đầu thế kỷ XX, y học hiện đại với nhiều tiến bộ về gây mê, khử trùng, vô trùng giúp các hoạt động phẫu thuật đạt được nhiều thành tựu vượt bậc.

Lê Phương