Chủ nhật, 20/8/2017, 00:00 (GMT+7)

Những điều cần biết khi muốn có con sau điều trị ung thư

Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ cảnh báo người bệnh không nên mang thai trong sáu tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị...

Việc có con đối với người ung thư cần nhiều tham vấn từ bác sĩ, chuyên gia. Dưới đây là lời khuyên từ Hiệp hội Ung thư lâm sàng Mỹ.

Đối với phụ nữ:

Mang thai không làm tăng nguy cơ ung thư quay trở lại. Tuy nhiên, thời gian bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại ung thư và giai đoạn, phương thức điều trị, độ tuổi

Các chuyên gia khuyên rằng không nên mang thai trong sáu tháng đầu sau khi kết thúc hóa trị bởi khi này những quả trứng bị hư có khả năng ở lại cơ thể. Họ đề nghị chờ từ 2 đến 5 năm. Việc điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai sẽ phức tạp hơn. Cụ thể:

Xạ trị: Xạ trị có thể ảnh hưởng đến các tế bào hỗ trợ và cung cấp máu của tử cung. Nó cũng có thể làm tăng khả năng sẩy thai, sinh non, trẻ nhẹ cân và các vấn đề khác.

Phẫu thuật cổ tử cung: Loại bỏ tất cả hoặc một phần của cổ tử cung có thể khiến sẩy thai hoặc sinh sớm hơn.

Hóa trị: Việc hóa trị có thể làm hỏng các tế bào tim và làm suy yếu tim. Trong khi đó, tim cần phải làm việc nhiều hơn trong thời kỳ mang thai và chuyển dạ. Đôi khi hóa trị liệu này được sử dụng với xạ trị vào vùng bụng trên hoặc ngực. Sự kết hợp này làm tăng nguy cơ bệnh tim.

Đối với nam giới:

Không có quy định nào về việc nam giới nên đợi bao lâu sau khi điều trị thì nên có con, nhưng các chuyên gia khuyên rằng nên chờ từ 2 đến 5 năm. Tinh trùng có thể bị tổn thương do hóa trị hoặc xạ trị. Những tinh trùng này nên được thay thế trong 2 năm.

Những quan niệm sai lầm:

Nguy cơ trẻ em bị ung thư: Nhiều người bị ung thư lo lắng bệnh sẽ truyền sang con mình nhưng điều này chưa đúng, trừ một vài loại ung thư có tính chất di truyền.

Nguy cơ tái phát ung thư: Các nghiên cứu cho thấy việc thai nghén không gây nguy cơ tái phát ung thư. Tuy nhiên, với bệnh nhân từng bị ung thư vú phải chờ 2 năm vì khi mang bầu số lượng hóc môn sẽ tăng, có thể làm phát triển tế bào ung thư vú.

Những nguy cơ có thể xảy ra:

Một số bệnh nhân phải ngừng thuốc khi mang thai, điều này làm tăng nguy cơ ung thư trở lại. Bạn cần phải biết rõ các rủi ro bằng cách trao đổi với bác sĩ điều trị.

Người bệnh cũng phải chuẩn bị tinh thần cho những tình huống xấu nếu ung thư trở lại. Một số phương pháp điều trị bệnh cũng dẫn đến tình trạng vô sinh. Vì thế bạn có thể chọn cách lưu trữ trứng hoặc tinh trùng.

Bệnh nhân cũng nên kiểm tra các cơ quan sinh sản trước quyết định có con để đảm bảo rằng thai kỳ an toàn. Suốt quá trình này nên được theo dõi bởi bác sĩ sản khoa.

An Tâm

 

Báo điện tử VnExpress và Công ty Cổ phần Dược phẩm GoldHealth Việt Nam phối hợp mở chuyên mục “Ung thư” từ ngày 1/9/2019. Đây là nơi cung cấp cho độc giả kiến thức về ung thư từ cách nhận biết bệnh, phòng tránh, đến chăm sóc dinh dưỡng, cách tập luyện… Bệnh nhân cũng có thể chia sẻ lại câu chuyện của mình: khó khăn gặp phải trong quá trình điều trị, sự động viên và hỗ trợ đến từ người thân trong gia đình hay một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thời gian biểu vận động hàng ngày... tại đây. Chuyên mục có sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia, bác sĩ đầu ngành về các loại ung thư. Để tìm hiểu thêm thông tin, đọc giả hãy truy cập website https://genkstf.vnhttps://ksol.vn; nếu cần hỗ trợ, tư vấn thêm về vấn đề ung thư, bạn đọc có thể gọi vào số tổng đài miễn cước 18006808 (trong giờ hành chính) hoặc 0962686808 (hotline - ngoài giờ hành chính), email: tuvan@ghv.com.vn.

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN UNG THƯ

Chuyên gia cố vấn

   

Gửi câu hỏi tư vấn

GS.TS Nguyễn Chấn Hùng

Nguyên Giám đốc BV Ung bướu TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Hội Ung thư Việt Nam.

Chuyên gia cố vấn mục hỏi đáp

hotline Hotline tư vấn: 1800 68080962 686 808

* Vui lòng điền chính xác số điện thoại và email để nhận được câu trả lời và tư vấn chuyên sâu từ chuyên gia

Thông báo

×