Nỗi sợ kháng sinh của nhiều bà mẹ trẻ

Chị Hoa (Cầu Giấy, Hà Nội) từng stress vì con phải dùng kháng sinh khi mới 2 tháng tuổi, 13 tháng lại tiêm thuốc do viêm phổi.

Con trai của chị Hoa 3 tuổi nhưng cân nặng chỉ 9,5kg, vóc dáng nhỏ bé bằng trẻ 12 tháng. Chị vẫn hay trách mình chưa tròn trách nhiệm làm mẹ, để con hay ốm và lạm dụng kháng sinh. Mới 2 tháng tuổi, bé phải uống kháng sinh ròng rã hàng tuần vì nhiễm khuẩn đường ruột. Kháng sinh làm hệ tiêu hóa non yếu của bé khó hấp thu dinh dưỡng, biếng ăn, chậm lớn, thử món gì lạ bụng là tiêu chảy ngay.

Đường ruột có hơn 100 triệu nơron thần kinh thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng như co bóp thức ăn, tiêu thụ và hấp thu dinh dưỡng, điều hành hoạt động của hormone sản sinh miễn dịch… Cơ quan này còn cảm nhận và vận chuyển thông tin, chi phối hệ thần kinh xúc cảm, đóng góp 70-80% vào sức đề kháng và 100% năng lượng nuôi sống toàn bộ cơ thể. Chính vì vậy, các nhà khoa học gọi đây là "bộ não thứ 2" của con người.

Bụng yếu không chỉ khiến bé còi cọc, mà còn làm suy giảm sức đề kháng. Hễ thời tiết thay đổi bất ngờ là con trai chị Hoa ho, sốt, viêm họng, nghẹt mũi, đổ ghèn mắt, thở khò khè... Mùa đông năm ngoái, bé bội nhiễm thành viêm phổi, phải tiêm kháng sinh liền 7 ngày. Mỗi lần như vậy, chị lại ứa nước mắt vì xót con.

Cũng có thời điểm bé gái 10 tháng tuổi của chị Thơm (quận 2, TP HCM) phải dùng 2 đợt kháng sinh trong một tháng. Chị kể: "Lúc 8 tháng, bé ho, sốt 3 ngày. Mình đưa con đi khám thì bác sĩ kê ngay đơn thuốc có kháng sinh. 3 ngày sau tái khám, cơn ho vẫn chưa dứt, bác sĩ lại đổi loại kháng sinh nặng hơn. Sau vài lần như thế, bé gầy tọp đi hẳn".  

polyad

Trẻ sử dụng quá nhiều kháng sinh khiến cha mẹ lo lắng.

Có nên cho con dùng kháng sinh hay không là câu hỏi được nhiều bà mẹ bỉm sữa quan tâm. Chị Hoa tìm hiểu nhiều kênh thông tin và biết rằng, 80% trường hợp cảm cúm, viêm đường hô hấp trên, viêm họng, phế quản… là do virus gây ra và không cần dùng thuốc kháng sinh. Nhiễm trùng răng, áp xe da chỉ cần xử lý bằng thủ thuật y tế. Thậm chí đối với viêm tai giữa, các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy không nhất thiết phải uống kháng sinh, mà chỉ cần chăm sóc tích cực để trẻ tự khỏi bệnh.

Bà mẹ trẻ ám ảnh kháng sinh đến mức mỗi lần con ốm phải làm đủ xét nghiệm, chụp chiếu, khám nhiều bác sĩ trước khi lấy đơn thuốc, thậm chí làm kháng sinh đồ. Chị sợ con lạm dụng thuốc, mỗi lầm ốm lại dùng loại nặng và nhiều tác dụng phụ hơn.

Bên cạnh đó, chị Hoa bồi bổ cho con nhiều thực phẩm giúp nâng cao sức đề kháng, hạn chế ốm vặt. Phòng hơn chữa bệnh, không có vũ khí nào chống lại vi khuẩn, virus lợi hại hơn hệ miễn dịch. Vậy nên, chị áp dụng thực đơn dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ của các bà mẹ Nhật. Hàng ngày, ăn một hũ sữa chua để bổ sung lợi khuẩn. Sau mỗi bữa cơm, luôn tráng miệng bằng hoa quả giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, đặc biệt là cam, táo, nho.

Bé cũng được tiêm vắcxin phòng bệnh đầy đủ theo lịch của phường, đặc biệt là các mũi cúm hàng năm. Thời điểm chuẩn bị giao mùa, chị thường cho con bổ sung một đợt chất tăng cường miễn dịch trực tiếp beta (1.3/1.6) D glukan để giúp con bớt ốm vặt. 

Mỗi sáng, chị Hoa nhờ người giúp việc cho con xuống sân tắm nắng 30 phút, còn buổi chiều mẹ sẽ về sớm đưa con đi dạo chơi quanh khu nhà. Theo chị, vận động ngoài trời, nơi không khí trong lành sẽ tôi luyện hệ miễn dịch của con tốt hơn giữ khư khư trong nhà.

An San

polyad

Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia. Thông tin tạiwebsitehoặcfacebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội