Những lý do gia tăng tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh

Tổ chức Y tế Thế giới xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới do lạm dụng quá mức.

“Không hành động hôm nay, ngày mai không thuốc chữa” là khẩu hiệu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) kêu gọi các nước cùng chung tay phòng chống kháng thuốc kháng sinh, trong đó có Việt Nam. Kháng thuốc đang trở thành vấn đề toàn cầu khiến hàng trăm nghìn người chết mỗi năm, tốn kém hàng trăm tỷ USD điều trị. WHO cảnh báo, trong tương lai nhiều bệnh nhiễm khuẩn sẽ không còn thuốc nào cứu chữa.

WHO cũng xếp Việt Nam vào nhóm các nước có tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh cao nhất thế giới. Nguyên nhân chủ yếu do sử dụng kháng sinh không đúng cách, lạm dụng và bừa bãi. Nhận thức về kháng thuốc trong cộng đồng và ở nhiều cán bộ y tế còn thấp.

Khảo sát năm 2011 do Cục Quản lý Khám chữa bệnh và Bệnh viện Nhiệt đới Trung ương thực hiện cho thấy, 88% người dân thành thị mua kháng sinh không có đơn bác sĩ. Con số này ở các vùng nông thôn là 91%. Mua kháng sinh để điều trị ho là 31,6% (thành thị) và sốt 21,7% (nông thôn). Tiền mua kháng sinh chiếm 33% chi phí khám chữa bệnh của bệnh nhân.

Bên cạnh đó, trình độ cán bộ và trang thiết bị của một số cơ sở y tế, đặc biệt ở tuyến dưới, vùng sâu vùng xa còn hạn chế. Nhân viên y tế chưa có điều kiện và khả năng làm kháng sinh đồ nên người bệnh không được sử dụng thuốc hợp lý.

polyad

Trẻ nhỏ lạm dụng kháng sinh có thể gặp nhiều tác dụng phụ, kháng thuốc.

Trẻ em có hệ miễn dịch phát triển chưa hoàn thiện là đối tượng dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Nhiều cha mẹ vì lo lắng mà bắt con sử dụng kháng sinh quá mức. Không ít bệnh nhân nhi viêm nhiễm đường hô hấp (cảm cúm, viêm họng, sốt, ho…) được bác sĩ kê đơn kháng sinh không cần thiết, hoặc cha mẹ tự ý mua thuốc mà không thăm khám. Kháng sinh phổ rộng, thế hệ mới là nguồn thuốc quý cần được dữ trữ để sử dụng cho bệnh nhiễm trùng nặng, song đang bị lạm dụng.

Nhiều cha mẹ có tâm lý muốn dùng kháng sinh mạnh, tăng liều, để nhanh chóng chữa dứt điểm bệnh cho trẻ. Một số khác nghĩ con mình “lờn” thuốc và cần phải sử dụng loại kháng sinh khác thay thế. Thói quen lạm dụng này đều tạo điều kiện cho vi khuẩn kháng thuốc phát triển, nhân lên và lan truyền gây ra tình trạng nhiễm trùng không có thuốc chữa. Hệ quả lạm dụng kháng sinh ở trẻ em khá nặng nề, khiến trẻ thường xuyên tái bệnh, thậm chí tử vong vì nhiễm vi khuẩn siêu kháng thuốc. 

Các chuyên gia khuyên, mỗi người dân chỉ nên mua kháng sinh khi được bác sĩ khám bệnh kê đơn, sử dụng theo đúng hướng dẫn. Cán bộ y tế tuân thủ đúng các hướng dẫn chuyên môn và sử dụng kháng sinh trong điều trị hợp lý và an toàn. 

Ngoài việc sử dụng kháng sinh đúng cách, cha mẹ nên chú ý phòng bệnh nhiễm khuẩn cho con để hạn chế uống thuốc. Tiêm phòng cho trẻ theo chương trình tiêm chủng quốc gia; cách ly nguồn dịch bệnh; tạo thói quen vệ sinh thân thể sạch sẽ; rửa tay trước khi ăn và sau khi trở về từ nơi công cộng… là những biện pháp cần thiết. 

Đối với trẻ đề kháng kém, ốm vặt, biếng ăn, suy dinh dưỡng … cần tích cực tăng cường miễn dịch để phòng tránh bệnh tật. Các biện pháp bao gồm bổ sung dinh dưỡng cân bằng và đầy đủ; vận động ngoài trời ít nhất 30 phút mỗi ngày; bổ sung chất tăng cường miễn dịch được kiểm chứng khoa học...

An San

polyad

Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội