Tác hại của việc lạm dụng thuốc kháng sinh cho trẻ

Theo bà Nguyễn Thị Việt Hà – Phó trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội), trẻ lạm dụng kháng sinh dễ dị ứng, mắc bệnh về hô hấp…   

Vừa qua, trong hội thảo “Miễn dịch ở trẻ em và các giải pháp tăng cường miễn dịch” diễn ra Bệnh viện Nhi Trung ương, Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà – Phó trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội) cho biết: “Việc lạm dụng kháng sinh dẫn đến các tác dụng không mong muốn như dị ứng, nhiễm độc thần kinh và kích ứng tiêu hóa".  

Khi người bệnh bị nhiễm khuẩn, dùng kháng sinh đúng liều bệnh sẽ khỏi. Tuy nhiên, kháng sinh, ngoài việc diệt các vi khuẩn trong cơ thể còn diệt cả những vi khuẩn có lợi, đặc biệt ở đường hô hấp trên và đường ruột. Nếu những vi khuẩn có lợi này chết, hệ miễn dịch trong cơ thể sẽ bị suy giảm.

Hệ miễn dịch là cơ quan quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của vi sinh vật gây bệnh. Bộ phận này khỏe mạnh giúp chuyển hóa những chất độc trong cơ thể bớt đi và đẩy chúng ra bằng nhiều con đường khác nhau.

Nhiều nghiên cứu cũng cho thấy, lạm dụng kháng sinh làm giảm số lượng cytokine (tế bào bạch cầu chống lại các tác nhân gây bệnh) và các hormone truyền dẫn quan trọng của hệ miễn dịch trong thời điểm bệnh nhiễm trùng tấn công.

polyad

Theo chuyên gia, lạm dụng thuốc kháng sinh gây nhiều tác hại với hệ miễn dịch của trẻ. 


Ngoài ra, việc sử dụng kháng sinh quá liều làm suy yếu khả năng kháng vi khuẩn gây hại ở đường ruột và làm bạch cầu trung tính (neutrophil), một loại tế bào miễn dịch sẽ hoạt động kém hiệu quả khi chống lại các bệnh nhiễm trùng và truyền nhiễm. Neutrophil đóng vai trò che chắn các cơ quan khi những vi sinh vật gây bệnh xâm nhập cơ thể, đặc biệt là trẻ em. 

Chuyên gia khuyên, để kháng sinh không ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của cơ thể mà vẫn phát huy vai trò tác dụng tốt của thuốc, cha mẹ cần tuân thủ đúng nguyên tắc khi dùng cho con. Cụ thể, phụ huynh chỉ sử dụng kháng sinh khi xác định trẻ bị bệnh do vi khuẩn gây ra. 

Cha mẹ sử dụng kháng sinh cho trẻ đúng liều lượng, không tự động mua thuốc khi chưa có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, trẻ cần được tăng cường hệ miễn dịch bằng chế độ dinh dưỡng hợp lý, tập vận động hàng ngày, tiêm phòng đầy đủ theo chương trình tiêm chủng mở rộng mỗi năm. 

Năm 1928, loại kháng sinh đầu tiên là penicillin được tìm ra bởi nhà sinh học Scotland là Alexander Fleming. Thuốc đã cứu nhiều người khỏi cái chết do vi khuẩn gây ra. Tuy nhiên, khi khoa học phát triển, nhiều loại kháng sinh ra đời, tình trạng kháng kháng sinh đang dấy lên lo ngại trên toàn thế giới. 

Ngọc Thi

polyad

Munoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Imunoglukan giúp giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc dùng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.

Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

 
 
 
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội