Cơ chế hoạt động của hệ miễn dịch ở trẻ

Trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. 

Vừa qua, tại trường Đại học Y Hà Nội, gần 300 chuyên gia nhi khoa đầu ngành trong nước đã chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm chăm sóc trẻ trong hội thảo chuyên đề “Miễn dịch ở trẻ em và các giải pháp tăng cường miễn dịch”.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Văn Đô - Trưởng bộ môn sinh lý bệnh - miễn dịch (Trường Đại học Y Hà Nội), cơ thể trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ miễn dịch được nhờ hệ thống kháng thể từ mẹ truyền sang con qua nhau thai trong 3 tháng cuối của thai kỳ. Chúng chỉ tồn tại trong vài tháng đầu sau sinh và giảm nhanh chóng sau đó.

Như vậy, hệ miễn dịch trong cơ thể bé đã hình thành nhưng chưa hoàn thiện nằm rải rác từ vùng hầu họng, tuyến ức, đường ruột và hệ thống bạch huyết rộng khắp, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi sinh vật gây bệnh. Do còn non nớt nên hệ miễn dịch còn rất hạn chế, trẻ dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng hô hấp: viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang, cảm cúm... 

polyad

Hội thảo chuyên đề “Miễn dịch ở trẻ em và các giải pháp tăng cường miễn dịch” tại Bệnh viện Nhi Trung Ương Hà Nội.

Nghiên cứu vai trò của kháng sinh trong bệnh lý nhiễm khuẩn ở trẻ của Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thị Việt Hà - Phó Trưởng bộ môn Nhi (Đại học Y Hà Nội) tại nhiều bệnh viện trong nước cho thấy, 75% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp sử dụng kháng sinh trước đó. 80% cha mẹ sử dụng thuốc tự ý dừng thuốc khi thấy trẻ thuyên giảm bệnh. Tình trạng sử dụng kháng sinh ở Việt Nam hiện nay đang ở mức báo động, sử dụng đến loại 3, 4, trong khi các bệnh viện trên thế giới mới chỉ sử dụng kháng sinh ở thế hệ 1.

Kháng sinh chỉ có tác dụng trên một số loại vi khuẩn nhất định, không hiệu quả đối với các tác nhân gây bệnh khác như virus, ký sinh trùng, nấm… Virus là nguyên nhân gây ra 80-90% các bệnh hô hấp thường gặp ở trẻ em với các triệu chứng phổ biến như ho, hắt hơi, sổ mũi… Do đó, việc sử dụng kháng sinh trong trường hợp này là không cần thiết.

Điều cha mẹ cần biết về hệ miễn dịch của trẻ
 
 

Các giáo sư chuyên khoa đầu ngành nhi khoa trong nước chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm trong việc chẩn đoán và điều trị suy giảm miễn dịch ở trẻ.

Sử dụng kháng sinh sai cách gây ra các tác dụng tiêu cực cho sức khỏe của trẻ như: dị ứng, nhiễm độc thần kinh, giảm thính lực, chậm phát triển xương, kích ứng tiêu hóa… Đặc biệt, lạm dụng thuốc có thể tăng nguy cơ kháng kháng sinh cao và làm giảm hệ miễn dịch ở trẻ. 

Để trẻ có hệ miễn dịch khỏe mạnh, Phó giáo sư Nguyễn Thị Diệu Thúy Trưởng Bộ môn Nhi - Đại học Y Hà Nội khuyên, cha mẹ có thể bổ sung các chất tác động trực tiếp lên các tế bào miễn dịch và kháng thể của bé. Beta glucan hợp chất đường liên phân tử được tạo nên từ các đơn phân tử D-glucose gắn với nhau qua liên kết β-glycoside được coi là nhóm chất có hiệu quả tăng cường miễn dịch.

Khi Beta glucan vào cơ thể sẽ tạo ra 2 hiệu ứng, làm gia tăng nhanh chóng số lượng của các tế bào miễn dịch đặc biệt và kích hoạt hệ thống kháng thể đảm bảo cho chúng hoạt động tốt.

Ngọc Thi 

polyad
Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ. Imunoglukan giúp giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải dùng kháng sinh.

Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt hơn 30 quốc gia.Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 1970/2015/XNQC-ATTP. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Thông tin truy cập website hoặc facebook. Hotline: 094 240 8866

 
PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

PGS.TS Nguyễn Thị Diệu Thúy

Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội